Mất cân bằng giới tính khi sinh: Không còn là cảnh báo
Đã đăng vào 13/07/2012 lúc 9:02Theo Bộ Y tế, mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) của Việt
Mất cân bằng GTKS tiếp tục gia tăng
Theo kết quả Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình công bố ngày 1/4/2011, từ năm 2009 đến nay, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về hệ lụy của sự mất cân bằng tỷ số GTKS nhưng tình trạng này dường như chưa hề được khắc phục, mỗi năm tỷ số GTKS tăng khoảng 0,7 điểm phần trăm.
Cụ thể, năm 2011, tỷ số GTKS vẫn duy trì ở mức khá cao với 111,9 bé trai/100 bé gái. Trong 5 tháng đầu năm 2012, cả nước có số trẻ sơ sinh ra đời là 274.171 bé trai/ 241.998 bé gái, tương đương với 113 bé trai/100 bé gái
Ảnh minh họa. (Nguồn: giadinh.net) |
Mất cân bằng GTKS xảy ra ngay ở lần sinh thứ nhất với tỷ số 109,7 bé trai/100 bé gái (thành thị là 115,6 và nông thôn là 107,4), trong khi đó tỷ số này khoảng 112 bé trai/100 bé gái ở lần sinh thứ 2 (thành thị là 110,2 và nông thôn là 112,6). Con số này cho thấy, khu vực thành thị có sự lựa chọn giới tính khi sinh ngay ở lần sinh đầu, trong khi đó việc lựa chọn giới tính khi sinh của khu vực nông thôn chỉ xuất hiện ở lần sinh thứ hai trở đi. Tỷ số giới tính khi sinh của lần sinh thứ ba trở lên khá cao (khoảng 120 bé trai/100 bé gái) đối với cả khu vực thành thị và nông thôn.
Các nghiên cứu của Việt
Trong khi đó, hậu quả do việc mất cân bằng giới tính sẽ gây ra cũng rất nặng nề như: Dư thừa nam, thiếu nữ; gia tăng mâu thuẫn trong tìm kiếm bạn tình và vấn đề hôn nhân; tăng tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và mại dâm; bất bình đẳng giới tính và tăng bạo lực giới…
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu không có những giải pháp can thiệp kịp thời, Việt
Nâng cao nhận thức về can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS
Tỷ lệ GTKS được tính bằng số bé trai trên 100 bé gái được sinh ra của một thời kỳ, thường là một năm. Tỷ số này trong khoảng 104-106/100 được coi là mức cân bằng. Tỷ số nằm ngoài khoảng trên thì được coi là mất cân bằng GTKS. |
Để đảm bảo sự phát triển bền vững theo quy luật tự nhiên và hạn chế sự mất cân bằng GTKS, theo TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình( Bộ Y tế ), trước hết cần tăng cường, nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục và vận động nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS.
Đồng thời, hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về kiểm soát mất cân bằng GTKS và các nội dung có liên quan. Trong đó, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Mặt khác, xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái và phụ nữ nói chung đặc biệt là trẻ em gái của các gia đình sinh con một bề; tăng cường nghiên cứu khoa học về vấn đề mất cân bằng GTKS và các chính sách liên quan…
TS Dương Quốc Trọng cho biết, thời gian qua Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình đã tích cực tổ chức các chiến dịch truyền thông về vấn đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương. Đặc biêt, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy về giới, bình đẳng giới trong nhà trường. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai trong việc thực hiện các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; nghiêm cấm tuyên truyền phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi.
Để ứng phó với tình trạng mất cân bằng GTKS ngày một lan rộng, Bộ Y tế cũng đã thành lập 3 đoàn công tác làm việc với 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ GTKS cao nhất trong cả nước nhằm kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các giải pháp và hoạt động can thiệp nhằm khắc phục tình trạng trên. Bộ cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012-2020”…/.
(Báo điện tử ĐCSVN)