Đồng bằng sông Cửu Long: Năm 2013 tạo việc làm cho 400.000 lao động

Đã đăng vào 17/04/2013 lúc 9:19

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, trong năm 2013 các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phấn đấu tạo việc làm cho 400.000 lao động, nhiều hơn năm 2012 khoảng 100.000 người.

Để hoàn thành tốt chỉ tiêu trên, các tỉnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp, coi đây là giải pháp chính nhằm đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời thực hiện có hiệu qủa các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trên địa bàn.

Các tỉnh thực hiện có hiệu qủa các biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời tăng cường thông tin về việc làm, thị trường lao động, xuất khẩu lao động, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn.

Các tỉnh nâng cao hiệu qủa dự án cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm bằng cách tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề, hợp tác xã nhằm tạo nhiều việc làm; ưu tiên tạo việc làm cho đối tượng yếu thế, lao động bị mất việc làm; đẩy mạnh tạo việc làm ở khu vực phi chính thức; nhân rộng các mô hình tạo việc làm hiệu qủa tại địa phương;

Các tỉnh đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chú trọng đào tạo nghề, giáo dục định hướng, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho lao động trước khi đi làm việc; hỗ trợ kinh phí học nghề cho người lao động; sắp xếp công việc thích hợp cho người lao động sau khi về nước. Các tỉnh tăng cường dạy nghề theo hướng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn dạy nghề với nhu cầu của thị trường và tạo việc làm . Ưu tiên đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động bị mất việc làm, lao động thanh niên, lao động kỹ thuật cao làm việc tại các khu công nghiệp trong vùng; dạy nghề cho lao động nông thôn song song với hỗ trợ tín dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, kết nối cung – cầu lao động thông qua hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, các phương tiện thông tin đại chúng. Các tỉnh huy động nhiều lực lượng tham gia nhằm nâng cao qui mô dạy nghề với nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế, sinh sống của từng nhóm đối tượng; chú ý dạy nghề lưu động, liên kết giữa các doanh nghiệp với làng nghề, cơ sở dạy nghề trong đào tạo nghề nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Cũng theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, số cơ sở dạy nghề ở ĐBSCL hiện chiếm 14,6% số cơ sở cả nước; tỷ lệ học sinh học nghề còn thấp; đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu; chất lượng dạy nghề còn hạn chế và tay nghề của lao động được đào tạo chưa đồng đều, chưa theo kịp nhu cầu thị trường. Toàn vùng hiện có trên 20% lao động chưa có hoặc thiếu việc làm. Thị trường lao động tại đây phát triển chậm hơn các vùng khác, chất lượng nguồn nhân lực thấp với 70% lao động chưa qua đào tạo./.

 

(Báo điện tử ĐCSVN)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang thông tin chính thức của Đài PT-TH Bạc Liêu https://www.thbl.vn
Giấy phép: Số 61/GP-TTĐT ngày 02/10/2014 của Cục Phát thanh,Truyền hình và Thông tin điện tử
Trưởng Ban Biên tập: Cao Xuân Thu Ngọc 
Địa chỉ: 410 – Đường 23 tháng 8 – Phường 8 – Thành phố Bạc Liêu.
Điện thoại: 02913.780266 E-mail: info@thbl.vn
Ghi rõ nguồn thbl.vn khi phát lại thông tin từ website này.

Powered by NetSo