Bắc Cực tan băng ở mức kỷ lục
Đã đăng vào 29/08/2012 lúc 9:33Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Bắc Cực đã mất nhiều khối băng trong năm 2012 hơn bất cứ thời điểm nào trước đây, kể từ khi các dữ liệu vệ tinh bắt đầu ghi lại vào năm 1979.
Băng đang tan chảy tại Bắc Cực.
Hậu quả của khí hậu ấm lên
Độ dày của lớp băng trên biển cũng đã rơi xuống mức thấp nhất trong tháng 9, khiến các nhà phân tích dự đoán tốc độ tan băng của năm nay sẽ còn tiếp tục gia tăng. NASA cho biết diện tích khối băng trên đại dương này hiện chỉ còn 4,1 triệu kilômét vuông so với mức thấp kỷ lục trước đây là 4,17 triệu kilômét vuông vào ngày 18.9.2007. Trong 30 năm vừa qua, các vệ tinh đã ghi nhận tỉ lệ sụt giảm đến 13% lượng băng mỗi thập niên vào mùa hè.
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Reading tính toán rằng khoảng từ 5- 30% lượng băng tan gần đây là do một chu kỳ khí hậu lặp lại mỗi 65 đến 80 năm ở Đại Tây Dương. Kể từ giữa những năm 1970, khí hậu ở đại dương này đã chuyển sang giai đoạn ấm. Tuy nhiên, một lý do khác là vì hoạt động phá rừng và gây ô nhiễm của con người làm trái đất ấm lên.
Ông Joey Comiso – một nhà nghiên cứu kỳ cựu của NASA – đồng tình cho rằng khí hậu ấm lên trong thời gian qua khiến diện tích băng vĩnh cửu bị thu hẹp, dẫn đến hiện tượng tan băng kỷ lục tại Bắc Cực năm nay.
Khai tử biển băng
Theo Giáo sư Peter Wadhams của Đại học
“Các thông số do tàu ngầm đo được cho thấy biển băng ở Bắc Cực đã mất ít nhất 40% độ dày kể từ thập niên 1980. Nếu tính cả sự thu hẹp trên bề mặt thì khối lượng băng mùa hè hiện chỉ còn bằng 30% những năm 1980 – ông nói thêm.
GS Wadhams cho rằng, điều này đồng nghĩa với sự khai tử không thể tránh khỏi của biển băng, vì việc băng tan vào mùa hè càng được đẩy nhanh khi những vùng biển mới mở sẽ cho phép gió bão cuộn sóng lớn đánh vỡ phần biển băng còn lại và đẩy nhanh tốc độ tan chảy.
Hiện tượng Bắc Cực tan băng, rõ ràng là một tin xấu đối với đời sống hoang dã tại khu vực.
Bên cạnh đó, lượng khí mêtan được giải thoát sẽ càng làm Trái đất nóng lên, gây tan chảy tại biển băng