Sao hỏa không “hiếu khách” như người ta vẫn nghĩ
Đã đăng vào 11/09/2012 lúc 9:40
Ở các nghiên cứu trước đây, giới khoa học đưa ra giả thuyết rằng các khoáng chất thiết yếu được phát hiện trên bề mặt của "Hành tinh Đỏ" chỉ ra sự xuất hiện của đất sét vốn được tạo thành khi nước làm biến dạng đá bề mặt cách đây khoảng 3,7 triệu năm.
Theo các nhà khoa học, dấu hiệu này cho thấy Sao Hỏa là nơi ấm và ẩm ướt hơn, nuôi hy vọng về khả năng đây là một hành tinh có sự sống.
Tuy nhiên, phát hiện mới của nhóm nghiên cứu trên lại đưa ra bằng chứng phủ nhận hoàn toàn giả thuyết trước đây. Khi tiến hành nghiên cứu đất sét lấy từ sao Hỏa, các nhà khoa học thấy rằng khoáng chất có trong đất bao gồm sắt và Magiê, có thể đã được lắng đọng bởi dung nham chứa nhiều nước, đó là sự trộn lẫn giữa đá nung chảy hoàn toàn và đá nung chảy một phần nằm dưới bề mặt Trái đất.
Alain Meunier thuộc Trường Đại học de Poitiers (Pháp) cùng nhóm nghiên cứu đã so sánh các khoáng chất đất sét tại đảo san hô Mururoa thuộc Polynesia Pháp với các mẫu vật tương tự lấy trên sao Hỏa.
Kết quả cho thấy loại đất sét khoáng chất trên Sao Hỏa được hình thành từ sự lắng đọng của dung nham. Quá trình tương tự này cũng đã xảy ra tại những vị trí khác trên Trái đất, bao gồm lưu vực Parana tại Brazil.
Ông Meunier cho biết để kết tinh, đất sét cần nước nhưng không nhất thiết phải là nước lỏng. Nói tóm lại, đất sét không phải là đất đặc trưng riêng hay đá bị biến đổi. Đất sét mắcma không thể phản ánh điều gì về điều kiện thời tiết trên sao Hỏa và không thể căn cứ vào đất sét để chứng tỏ rằng hành tinh này có sự sống mà không xem xét đến lịch sử sơ khai của nó.
Nếu giả thuyết trên là đúng, điều này có nghĩa rằng sao Hỏa có thể không phải là một nơi có sự sống như những suy nghĩ trước đây mà các nhà khoa học từng công bố. Nhóm các nhà khoa học trên cho biết sẽ tiến hành các nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề này./.