SẮC MÀU THẦN CHẾT CỦA BÓNG ĐÊM

Đã đăng vào 14/05/2012 lúc 10:13

Rắn được xem như là loài động vật độc ác, qủi quyệt và chết chóc nhưng thực chất chỉ có khoảng trên dưới 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển. Số còn lại không phải là loài rắn độc hoặc ít độc đối với con người. Sau đây là hình ảnh một số loài rắn trong thiên nhiên hoang dã ở Việt Nam:

1. Rắn hổ mây gờ Pareas carinatus
Trong bóng đêm mịt mùng của các cánh rừng mưa nhiệt đới loài rắn có con mắt tinh tường này có khả năng săn mồi rất siêu phàm. Nó tìm kiếm một gốc cây nhỏ cuộn tròn vào các cành cây nằm gần sát mặt đất và kiên nhẫn chờ đợi con mồi đi ngang qua. Chi với một cú đớp những chiếc răng sắc nhọn của nó sẽ khiến con mồi không có cơ hội thoát thân.

 

 

 

 
Rắn hổ mây gờ Pareas carinatus Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
 

2. Rắn rào ngọc bích Boiga jaspidea

Được xem là nữ hoàng sắc đẹp của các loài rắn do những màu sắc, hoa văn trên cơ thể của nó được tạo hoá trang điểm hết sức hài hoà. Trong bóng đêm sự phản chiếu của các lớp vẩy màu bởi ảnh đèn flash càng làm nó nổi bật. Mặc dù là loài rắn không độc nhưng nó có khả năng bắt trước một số loài rắn độc khi bị đe doạ bằng cách phình to phần đầu ra để hù doạ kẻ thù và phát ra những âm thanh đe doạ để tìm cách lẩn trốn.

 

 

 

 
Rắn rào ngọc bích Boiga jaspidea Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
 
 

3. Rắn mai gầm Hapton Perias hamptoni

Ở độ cao lên đến 1500m ở Khu BTTN Hòn Bà khi nhiệt độ giảm xuống còn 10 độ cái lạnh thấm sâu vào cơ thể con người gây cảm giác tê tái thì cũng là lúc loài này bò ra khỏi hang nơi nó lẩn trốn ban ngày đi kiếm ăn. Những loài ếch cây Rhacophorus và các loài nhái nhỏ sẽ là những miếng mồi ngon lành của nó. Loài này rất ít gặp ban ngày khi nhiệt độ lên cao và ánh nắng mặt trời làm đôi mắt ‘cận thị nặng’ của nó gần như không thấy đường.

 

 

 

 
Rắn mai gầm Hapton Perias hamptoni Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
 

4. Rắn rồng đầu đen Sibynophis collaris

Lẩn trốn ‘tẩu vi thượng sách’ khi gặp kẻ thù là phương pháp hữu hiệu nhất của loài rắn nhỏ bé và nhút nhát này. Mặc dù là loài hoạt động, kiếm ăn ban ngày nhưng thức ăn của loài này được biết đến chỉ là các những con mối sữa béo ngậy trong các thảm mục thực vật. Đôi khi gặm những loài thằn lằn Sphenomorphus nó cũng thị uy một cách mạnh mẽ mặc dù biết rằng sức mình có hạn

 

 

 

 
Rắn rồng đầu đen Sibynophis collaris Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
 

5. Rắn rào quảng tây Boiga  guangxiensis

Một trong những cao thủ về leo cây và săn mồi loài rắn nhỏ, dài và rất nhanh nhẹn này thường sống trong các kiểu rừng có nhiều cây họ cỏ (Poaceae). Nó thưởng cuộn mình vào nhánh các cây lồ ô và lặng lẽ chờ con mồi đi qua. Một cú đớp nhanh và mạnh của nó sẽ làm cho con mồi không kịp thoát thân trong nháy mắt. Đây là loài có vùng phân bố rộng khắp ở nước ta nhưng chỉ có những nhà nghiên cứu bò sát lưỡng cư mới co cơ hội gặp nó trong các khu rừng còn tốt.

 

 

 

 
Rắn rào quảng xiên Boiga  guangxiensis Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
 

6. Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger

Chậm chạp, lặng lẽ trong bóng đêm mịt mùng các khu rừng thường xanh nhưng chỉ một cú đớp của loài rắn độc này cũng có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần. Nọc độc của nó sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể gây phù nề, hoại tử nếu không kịp chữa trị và nếu như bạn không hiểu về tập tình, cách tấn công của nó thì đừng có dại dột mà để ống kích chụp hình cách nó 2 m nếu bạn muốn nhìn thấy mặt trời vào ngày hôm sau.

 

 

 

 
Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
 

7. Rắn khuyết lào Lycodon laoensis

Thoạt nhìn bạn rất dễ nhầm loài rắn chuyên leo cây này với loài rắn Cạp nia nam Bungarus candidus cực độc thường sống ở các thảm thực vật nhờ khả năng bắt trước tài tình đến từng chi tiết nhỏ của loài rắn được xem như vô hại này. Nhưng nếu không phải là chuyên gia về rắn bạn không được xem thường khi chưa biết chắc chúng có phải là Rắn khuyết lào Lycodon laoensis hay không trước khi có ý định chụp hình. Nơi thích hợp nhất cho nó kiếm ăn và lẩn trốn là những bọng cây khô bị bóp chết bởi loài Đa bóp cổ hay các cây si già lâu năm bên bờ suối.

 

 

 

 
Rắn khuyết lào Lycodon laoensis Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
 

8. Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus

Rực rỡ sắc màu ở phần đầu và cổ không chỉ trang điểm thêm cho vẻ đẹp gợi tình của các chàng rắn được trong mùa giao phối nhằm thu hút bạn tình mà còn giúp nó đe dọa kẻ thù vì những màu sắc ‘chết chóc’ này. Có thể chúng vô hại với con người và một số loài động vật máu nóng khác nhưng chúng là ác mộng với các loài máu lạnh lưỡng cư trong các khu rừng. Loài này thường phân bố ở độ cao thấp và bóng đêm luôn đồng hành với nó trong việc tìm kiếm thức ăn và tìm bạn tình trong mùa giao phối.

 

 

 

 
Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
 

9. Dinodon meridionale

Chiếc lưỡi thò ra, thụt vào của hầu hết các loài rắn không chỉ nhằm mục đích đe doạ kẻ thù mà còn giúp chúng đánh hơi được con mồi, cũng như thời tiết vì hầu hết các loài rắn đều là những kẻ cận thị nặng, nhất là trong đêm tối mịt mùng. và để tấn công con mồi hay tự về bản năng của loài rắn được di truyền bằng cách co mình lại và phóng nhanh, mạnh ra phía trước để đớp con mồi. Dinodon meridionale cũng vậy nó được xem là ông vua của tốc độ khi nó ‘xuất chiêu’ một cách khó lường

 

 

 

 
Rắn Dinodon meridionale Ảnh: Nguyễn thị Liên Thương
 
 
 
( Sinh vật rừng Việt Nam )
 
 
 
 
 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang thông tin chính thức của Đài PT-TH Bạc Liêu https://www.thbl.vn
Giấy phép: Số 61/GP-TTĐT ngày 02/10/2014 của Cục Phát thanh,Truyền hình và Thông tin điện tử
Tổng biên tập: Đoàn Út Bảy
Địa chỉ: 410 – Đường 23 tháng 8 – Phường 8 – Thành phố Bạc Liêu.
Điện thoại: 02913.780266 E-mail: thblwebsite@gmail.com
Ghi rõ nguồn thbl.vn khi phát lại thông tin từ website này.

Powered by NetSo