Loài cây khổng lồ nhất thế giới sắp biến mất
Đã đăng vào 12/12/2012 lúc 10:28Bao báp, loài cây khổng lồ và lâu đời nhất hành tinh đang giảm đáng kể và đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ và Úc công bố trên tạp chí Science, loài cây lớn nhất và lâu đời nhất hành tinh đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn trừ khi chúng được bảo vệ tốt hơn.
“Đây là một vấn đề toàn cầu và xảy ra ở hầu hết các khu vực có cây bao báp sinh sống”, David Lindenmayer làm việc tại ĐH Quốc gia Úc, dẫn đầu nghiên cứu khẳng định.
Cây Bao Báp, biểu tượng của Châu Phi, đang đối mặt với nguy cơ biến mất nếu không được bảo vệ nghiêm túc (Ảnh: Telegraph) |
So sánh dữ liệu lâm nghiệp của Thụy Điển từ những năm 1860, các nhà khoa học tại ĐH James Cook của Úc, và ĐH Washington của Mỹ phát hiện thấy số lượng cây bao báp từ 100 đến 300 tuổi tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ, Mỹ La tinh, và Úc đang giảm đến mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu do cháy rừng, hạn hán, nhiệt độ cao, khai thác gỗ tràn lan và sự biến mất ngày càng nhiều của diện tích đất nông nghiệp.
Cây cổ thụ lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái. Chúng cung cấp 30% “nhà ở” cho các loài chim và động vật, đồng thời thu giữ lượng khí các bon khổng lồ, tái chế chất dinh dưỡng trong đất và tác động đến dòng chảy của nước.
Để hạn chế nguy cơ, các nhà khoa học cho rằng những cây Bao báp nên được nhân rộng tại những vùng có khí hậu thích hợp đồng thời giảm tỷ lệ “tử vong” cho cây.
(VNE)