“Địa dư đồ khảo” của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
Đã đăng vào 29/08/2012 lúc 9:22Ngày nay tại Hải Nam (Trung Quốc), vẫn còn nhiều tảng đá lớn ghi rõ đó là “chân trời góc bể” của TQ, cuốn “Địa dư đồ khảo”, một tư liệu cổ của nước này cho biết. Cuốn sách được Giáo hội Phật giáo VN công bố ngày 28.8, xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa TQ.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn giới thiệu "Địa dư đồ khảo". Ảnh: TTXVN
Cuốn sách này do nhà Thanh xuất bản, thời kỳ đầu triều Quang Tự (1875-1908) ở Trung Quốc. Ở Việt Nam (VN), cụ Trần Đình Bá (1867 – 1933) lúc làm Thượng thư bộ Hình triều Khải Định (1916 – 1925) đã cho sao chép lại cất vào tủ sách Phước Trang ở tư thất (hiện là địa chỉ 114 Mai Thúc Loan, TP.Huế). Truyền nhân đời thứ tư là nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn (hiện ở TP.Hồ Chí Minh) được thừa kế tài liệu quý này.
Tập “Địa dư đồ khảo” được viết trên giấy xuyến tốt, rộng 16cm, dài 27cm. Bên ngoài có bìa cứng, bọc lụa đỏ, kế đến là bìa giấy cũ màu nâu. Tổng cộng có 65 tờ viết chữ nho hai mặt, chữ còn rõ, đẹp, gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 bản đồ đính kèm.
Đáng lưu ý là tập sách khảo cứu có kèm theo nhiều tấm bản đồ chi tiết rõ ràng, được xuất bản dưới triều Vua Quang Tự nhà Thanh, nội dung chính thức xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc.
Ngày nay tại Du Lâm, cực nam của Hải
Theo ông Sơn, việc tìm hiểu tư liệu giúp cho việc khẳng định chủ quyền của nhà nước VN, không chỉ là việc của Nhà nước mà còn của các công dân. Chúng ta nên công bố những gì tìm thấy để tăng cường ý thức người dân bảo vệ biển đảo. Ngược lại, Nhà nước nên kêu gọi các nhà nghiên cứu cùng tìm những tư liệu lịch sử để hình thành một TT nghiên cứu về biển Đông.
Ông Sơn cũng dẫn trong bài viết về biển Đông của học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, trong đó có đoạn viết: Vào thời nhà Thanh (đời Hàm Phong hoặc Đồng Trị), có một chiếc tàu buôn của Pháp chở đồng đi qua biển Tây Sa thì gặp cướp biển, bị cướp sạch. Viên thuyền trưởng người Pháp cho tàu chạy đến cảng gần nhất là Du Lâm ở đảo Hải
Viên quan địa phương nói với thuyền trưởng người Pháp: “Nơi chúng ta đứng đây có tên là Thiên nhai hải giác (chân trời góc biển). Đất của thiên triều đến đây là hết rồi. Chuyện ông bị cướp ngoài biển biết là ở chỗ nào? Ông bị cướp, chúng tôi không chịu trách nhiệm, không quản được mà cũng không muốn quản”.
Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng. Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta, lại còn cho tàu chạy ra ngoài biển, coi như đã truy bắt cướp.
Ông Trần Đình Sơn cho rằng, đó là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên, Chính phủ Trung Quốc ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận Tây Sa là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở nơi đó. Còn chính quyền VN khi đó không những đã cho Tây Sa là lãnh thổ của mình, mà còn thực thi công tác giữ gìn trật tự ở đó. Điều đó chẳng chứng minh Tây Sa từ xưa đến nay đều thuộc về VN.
GS-TS Lê Mạnh Thát: Sẽ tìm bản chính. Đây là tư liệu quý, dù là bản chép, vẫn có giá trị lịch sử của nó. Một khi đã có bản tư liệu này, sẽ dễ tìm bản gốc ở các thư viện lớn ở Mỹ, Đài Loan… Dựa vào mối quen biết, tôi sẽ cố tìm những bản chính.
Tư liệu này cùng với bản đồ cận đại TQ rất quan trọng, không nên xem thường, vì đây sẽ là những bằng chứng để đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, giải quyết xung đột bằng hòa bình.
GS Nguyễn Khắc Thuần: Thư tịch cổ có nhiều cuốn khẳng định chủ quyền lãnh thổ VN. Trong các cuốn “Đại Việt sử lược”, “Ô Châu cận lục”, “Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả”, đặc biệt là “Lê Quý Đôn toàn tập” đều chỉ ra biên giới VN thời đó đến đâu. Tài liệu cho thấy Trung Quốc có quan tâm đến Hoàng Sa chứ chưa khẳng định đó là của họ.
Còn VN ta không những quan tâm mà còn khẳng định chủ quyền của mình, ghi rõ trong thư tịch cổ của ta. Vậy Trung Quốc dựa vào đâu mà vơ vào Hoàng Sa, Trường Sa là của họ?
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn công bố “Địa dư đồ khảo”. |
KTS Nguyễn Hữu Thái (Việt kiều